Chữ viết tiếng việt: CHỮ VIỆT XUÂN CANH DẦN - 2010

Publié le par Bùi Ngọc Sánh

 

CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT

 

CHỮ VIỆT XUÂN 2010 !

 

 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Mừng Xuân Canh Dần – 2010 !

Mừng Người người Mạnh khoẻ, An vui, Thành đạt !

Mừng Ngàn năm Thăng Long ! Mừng Ngàn năm Chữ nôm !

Mong chữ việt ra đời đúng lúc (10-10-10) để hai từ ‘quốc ngữ’

vu vơ, vô í nhị không còn vương vấn đất nước trời Thăng Long này nữa!

 

 

Bùi Ngọc Sánh 03032010 !

 

4 ngàn năm văn hiến, nước non khang cường là nhờ công đức ngàn xưa !

2217 năm (207 tcn – 2010), 4 lượt chữ viết : 2 lượt, hán, quốc ngữ (qn) do Tàu, Tây lắp đặt ; 2 lượt nho, nôm do nhân dân ta tự chuyển âm, tự tạo từ (âm và dạng) để viết được tiếng mẹ.

1975, đến lượt 5, lượt chữ việt thống nhất thế chữ qn để cái tên vu vơ, vô í nhị ấy không còn vương vấn đất nước trời Thăng Long nữa.

Fáp đi, Mĩ rút, Đất nước Độc lập, Tự do, Hòa Bình, Thống nhất ! Dân tộc đã là một, ngửng mặt cao đầu, không còn là vô danh tiểu tốt, đã hội nhập toàn cầu, chữ viết cũng fải là một thì người Việt chúng ta hãy cùng nhau xây dựng, thống nhất và fổ biến tiếng việt trong cương vị ngôn ngữ dùng chung trên toàn lãnh thổ đất nước.

Sự cần dùng trong cuộc sống ngày càng thúc bách, Nhà nước có kêu gọi đóng góp chất xám và  tay ngề. Kiều bào dạ vâng, có kiến ngị, có đề đạt giải fáp để hoàn thành công trình chữ viết cho tròn ngĩa vụ công dân Ông cha ta và Hồ Chí Minh fó thác mà 15 năm ròng vẫn còn bế tắc !

Nhu cầu đà khẩn thiết mà còn cho rằng ‘chưa nên đổi ngay bây giờ’ là thiếu sáng suốt, thiếu trách nhiệm. Hay có fải tại dự án đề đây không giá trị, không thích đáng hay ngoài lề ngôn ngữ học chăng ?

Nhân năm mới, mời bạn đọc để chúng ta cùng nhau suy ngĩ, luận bàn, góp í dựng nên chữ việt.

 

 

1 - Qui tắc thống nhất nơi bỏ dấu giọng

   - Nguyên lí : Âm giọng nge đâu, dấu giọng triệt để fải bỏ trên/dưới nguyên âm (nâ) đó, trong âm tàn  của từ. Âm tàn là âm nge như còn nuối lại trong tai khi âm fát tắt.

    - Thực tiễn : Sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng triệt để fải bỏ trên/dưới một nâ trong âm tàn của từ mà

. ưu tiên một là nâ dấu của từ nếu từ có nâ dấu : ä, â, ê, ô, ö, ư (ö ưu tiên hơn ü),

. ưu tiên hai  là a, e, ï của từ nếu từ có oa, oe, mà không có nâ dấu,        

. ưu tiên ba là nâ trước chữ chót (nâ hay fâ) của từ nếu từ không có nâ dấu cũng không có oa, oe, uï.

 

2 - Dạng tương ứng những chữ và dấu đổi (dmc) dùng để thống nhất cách nói đọc viết dùng 

qng :|  ă | b, p | c, k | ch | d  | đ | g, gh | gi | kh | ng, ngh |  nh  |  ơ  | ph  | qu  |  th |  ư  |  y  |.

việt :| ä  |  b    |   c   |  ç  |  z  | d |    g    |  j  |  k  |      ŋ       |   ɲ   |  ö  |   f   |   q   |   ŧ  |  ü  |  ï

(ï * : đọc i đôi, thế y khi y viết sau a hay u; i thế y trong các trường hợp khác).

 

3 - Chữ việt

   Hệ chữ việt gồm có 35 chữ, 35 âm với 35 dạng đúng qui luật lí tưởng một đối một : một âm một dạng, một dạng một con chữ, một con chữ một âm. Âm đọc có ghi và nói đọc đúng theo lối dạy ở nhà trường trong những năm ba mươi, bốn mươi của thời Bình dân học vụ, Truyền bá quốc ngữ. 

a /a/ , ä /ä/ , â /â/ , b /bö/ , c /cö/ , ç /çö /, d /dö/ , e /e/ , ê /ê/ , f /fö/ , g /gö/ , h /hö/,

i /i/,  ï /ï đôi/ , j /jö/ ,  k /kö/ , l /lö/ , m/mö/, n /nö/ , ŋ /ŋö/, ɲ /ɲö/ , o /o/ , ô /ô/ , ö/ö/ ,

q /quö/, r /rö/ , s /sö/ , t /tö/ , ŧ /ŧö/ , tr /trö/ , u /u/ ,  ü /ü/ , v /vö/ , x /ö/ , z /zö/.  

 

Ông cha ta lúc nào cũng khuyên nhủ chúng ta nên cải tiến chữ viết sao cho giản tiện, thuận tình hợp lí, đầy đủ đúng đắn, chuẩn mực chính thức và đồng nhứt. Cụ thể và thiết thực nhất là Hồ Chí Minh, trọn đời Người đã dùng dạng chữ mới để mở đường cho lớp con em mà từ ngày Người mất đến nay nào có mấy ai nối tiếp mặc dù lâu lâu có ôn lại, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Nhà nước, nhiều lần cũng có kêu gọi kiều bào đóng góp chất xám và tay ngề, kiều bào có đáp lời và Viện ngôn ngữ học quốc gia có lần hứa sẽ trả lời (thư số 55 INNH, Hà nội ngày 20-05-96) : ‘Trước mắt, Viện ngôn ngữ chúng tôi đang có kế hoạch chuẩn bị tổ chức một số cuộc hội thảo nhỏ về vấn đề này, trước hết trong phạm vi hẹp của giới chuyên môn ngôn ngữ học. Trong các cuộc hội thảo đó, chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có tham bác kiến ngị của Ông’. Trả lời đâu, đến ngày nay, nào ai có thấy ?

Sau ba mươi năm đấu tranh gian khổ, mảng tưởng con người đã được trui rèn, nào hay suốt 15 năm, qua 3 buổi toạ đàm (02,11/03/98 và 20/03/02), lối mòn cũ cứ lần theo : biện bác, chống đổi vẫn hăng say, tham dự xây dựng vẫn uể oải, lề mề, thiếu tích cực, thiếu cụ thể (¹). Cuối buổi toạ đàm sáng ngày 20/03/02, một giáo sư ngôn ngữ học có thổ lộ : Nếu đề án Đổi mới cách viết chữ việt (19-05-2001) này trình lên Chính fủ, Chính fủ sẽ hỏi í kiến các vị cố vấn chuyên ngành e cho câu trả lời ‘chưa nên đổi ngay bây giờ’ sẽ làm cho công việc fải bế tắc.

Là ngĩa vụ thiêng liêng, người có công tâm và lí trí không thể trùm chăn nằm đợi lệnh, cũng không thể rung đùi ngồi chờ nhân dân góp í mà hãy van lên cùng xin Lãnh đạo và Chánh quyền sáng suốt minh xét lại, ra chỉ thị cho tất cả những ai có tài năng trí tuệ, có công tâm lí trí ngồi lại chung bàn tìm fương giải quyết như đã có xin với TBT Nông Đức Mạnh tại hội trường Đại sứ quán Việt nam tại Paris, ngày 06-06-05, mà đến giờ fút này vẫn biền biệt tăm hơi.

Ngao ngán cho cái thói đời ! Đoàn kết xây dựng, Hợp tác khoa học hết dám trông ; Dân tộc, Khoa học, Đại chúng hết dám mong ; Chỉ còn một nẻo cùng là : Tự lực, Bám dân, Theo lối làm của chữ nôm!

Xưa lúc chưa có chữ để viết tiếng mẹ, vì sự cần dùng trong cuộc sống thúc giục, ông cha ta đã ra công tìm tòi để chuyển âm năm bảy ngàn từ hán ra âm việt, tạo nên bộ từ nho (hay hán nho vì từ vẫn là hán) và sau nữa tự tạo đôi ba ngàn từ nôm để hợp cùng từ nho lập thành hệ từ nôm để viết tiếng mẹ,  ghi chép văn hóa, lịch sử, v.v… của dân tộc để truyền đời này sang đời lia cho lớp cháu con.

Ông cha ta quả thật thông minh và sáng tạo ! Cháu con đời đời ghi tạc công ơn !

Sau nữa, khi Fáp chiếm trọn sáu tỉnh miền nam, chữ qn mà các giáo sĩ Tây Âu đến trước đã tạo dựng, được đem ra áp dụng. Ngôn ngữ học, môn học thuộc khoa học tự nhiên, không chính xác, còn non nớt cũng theo chân mà chẳng giúp gì, dấu giọng bỏ loạn xị, 400 năm sau cũng vẫn còn loạn xị.

Nay đã là thời cộng hoà xã hội, đã ngửng mặt cao đầu, đã hội nhập quốc tế toàn câu, không còn là vô danh tiểu tốt, thời cơ lại muôn vàn thuận lợi, nhân dân càng nôn nóng thống nhất nơi bỏ dấu giọng, thống nhất cách nói đọc viết để tạo nên HỆ CHỮ VIỆT chuẩn mực, chính thức, thống nhất và fổ biến tiếng việt trong cương vị ngôn ngữ dùng chung trên toàn lãnh thổ đất nước như ông cha ta và Hồ Chí Minh hằng mong ước, mà ngày càng bế tắc và suốt cả 15 năm, thế mới là kì quặc !!!

Tại sao ? Tại chữ qn đã có sẵn, đủ xài, cũng đã fục vụ đắc lực công cuộc cách mạng và xây dựng cuộc sống mới của nhân dân thì tội gì fải đổi thay cho hao công mệt trí, lại còn fải học chữ mới và fải rà soát lại trường fái ngôn ngữ học sao cho thích hợp ?

Tu chính chữ viết tiếng mẹ lần này cốt là để đáp ứng nhu cầu bức bách của thời đại. So với xưa, lần đổi hán ra nho và lần tạo dựng chữ nôm, đây là việc nhỏ, không khó là bao. Tôi quả quyết rằng công việc theo dõi 15 năm qua là việc làm được, xác đáng, khả thi và fải làm từ khi đất nước giải fóng. Trung quốc đã đổi quan thoại ra pinyin, người làm được, tại sao ta lại không ? Nên ngĩ kĩ lại !

Vậy trân trọng và thành khẩn iêu cầu Quí vị thẩm quyền Nhà nước, trước khi lập luật bảo vệ chữ viết và tránh tệ lai căng, cào bớt lớp ‘ngói đỏ lợp trên cho lớp dưới bớt kêu gào’ và khẩn thiết  đem ra xét lại qui tắc, qui luật đề trên sao cho công minh chính trực để có một chính sách thích hợp bền lâu, một hệ chữ việt giản tiện, hợp lí, đỡ fí công của và thời gian và  không còn mang cái tên quốc ngữ.

Lời của Bác viết với chữ việt sẽ bớt được 10 con chữ trên 66, tiết kiệm 15% :

Không  có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí cũng làm nên.

Kôŋ có việc jì kó,        çỉ sợ lòŋ kôŋ bền,     Dào núi và lấb biển,  Qiết çí cũŋ làm nên.

 

Chú thích : (1) GS. CaoXuân Hạo, một nhà ngôn ngữ học, có viết ró thái độ của ông về vấn đề cải cách chữ viết trong bài ‘CÓ CẦN CẢI CÁCH CHỮ QUÔC NGỮ KHÔNG ?’ đăng trong tạp chí Kiến Thức Ngày nay số 223, ngày 01-10-96.                                        

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article